Một số phương pháp gia công và chế tạo vật liệu composite

1. Công nghệ lăn tay
Kỹ thuật lăn tay được thực hiện bằng cách tẩm ướt sợi thủy tinh với nhựa lỏng (có thể đã được pha hoặc chưa pha chất đóng rắn). Sản phầm làm từ quy trình này là những sản phẩm quá lớn không thể sản xuất từ những phương pháp khác. Kỹ thuật này dùng để sản xuất các sản phẩm với số lượng ít và có đầu tư cho sản xuất tháp. Ví dụ: tàu thuyền, bồn chứa hóa chất, thùng xe tải,...

 

                                  

                                                                                       

                                                                   Phương pháp lăn tay

2. Công nghệ súng phun 
Kỹ thuật súng phun được sử dụng thay thế cho kỹ thuật lăn tay, mặt dù chúng có một số đặc điểm khác nhau. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho khuôn quá lớn không chuẩn bị sợi gia cường vì quá nặng không thể dùng tay được. Với kỹ thuật súng phun sản phẩm được hoàn thành nhanh hơn, kỹ thuật đắp tay và có thể dùng kèm theo phương pháp phủ và có thể tự động hóa. ta có  thể dùng kỹ thuật súng phun để sửa chữa hoặc gia cường thùng chứa kim loại ở bên trong, hoặc bên ngoài, hồ bơi và cấu trúc chống ăn mòn. Súng phun có thể sản xuất các pano bảo vệ máy, bồn tắm, thùng xe tải,...

                                

                                                           Phương pháp phun
3. Công nghệ Pulltrusion
Đây là kỹ thuật dùng đẻ sản xuất các sản phảm profile composite bằng cách kéo sợi qua bộ phẩn tẩm ướt nhựa, định hình và đóng rắn. Nguyên liệu sử dụng là dạng thủy tinh sợi roving kết hợp với nhựa nhiệt rắn ở dạng lỏng như nhựa polyester hay nhựa epoxy. Ngày nay kỹ thuật pulltrusion được dùng rộng rãi ở Nhật, Thụy Sĩ, Anh, Đức,... Các sản phẩm của phương pháp này thường có dạng ống hay thanh, được dùng trong kỹ thuật điện và chống ăn mòn. Ngoài ra trên thế giới với những sản phẩm kỹ thuật cao, người ta thường sử dụng các phương pháp gia công tiên tiến và phức tạp hơn.

                               

4. Công nghệ đúc nén
Công nghệ này dùng máy dưới áp lực và có gia nhiệt, khuôn gồm 2 nửa đực và cái. Dưới áp lực của lực và lực nén và cùng với gia nhiệt khuôn, phản ứng đóng rắn diễn ra làm cho sản phẩm đóng rắn hoàn toàn. Công nghệ này ứng dụng khi được sản xuất với số lượng lớn, sử dụng áp lực nén cao, phù hợp cho sản xuất các chi tiết lớn theo module và cho các sản phẩm nhẵn cả hai mặt, hình dạng chính xác theo khuôn.  Ở Việt Nam, công nghệ này dường như chưa được áp dụng do đầu tư thiết bị còn cao.
 

     

5. Công nghệ quấn sợi
Sản xuất những thùng chịu áp suất hình trụ, hình cầu. Làm sản phẩm dạng ống, các ống dẫn Oxy, gas và các khí khác. Làm vỏ động cơ phản lực, cánh máy bay trực thăng, các bộ phận của tàu vũ trụ. Những thùng chứa rất lớn, đặt ngầm dưới đất (để chứa xăng, dầu, muối, acid, kiềm, nước). Nâng cấp sửa chữa, thay thế đường ống trong đô thị, ống bằng vật liệu composite làm việc lâu bền, không bị ăn mòn, giảm sự phá hủy đường ống ngay cả ở áp suất cao.

                                                                                         

                                                                                           

                                                                    Phương pháp quấn sợi